Loai Khac | Vetshop VN


Sử Dụng Đệm Lót Sinh Học Trong Chăn Nuôi Thỏ

Nuôi thỏ công nghiệp.
Thỏ đang là vật nuôi khá phổ biến, đem lại giá trị kinh tế cao cho nhiều bà con nông dân. Nhưng để nuôi thỏ đảm bảo vệ sinh môi trường cũng như giảm thiểu công lao động là một bài toán mà nhiều hộ chăn nuôi còn trăn trở. Mới đây, một số hộ chăn nuôi thỏ ở huyện Tân Yên - Bắc Giang đã áp dụng thành công công nghệ sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi thỏ để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đồng thời cũng làm giảm nguy cơ mắc bệnh trên giống vật nuôi này.

Quy Trình Kỹ Thuật Nuôi Chồn Nhung Đen

Chồn nhung đen. Ảnh minh họa.
Chồn nhung đen. Ảnh minh họa.

1. Đặc điểm sinh học và cách chọn giống chồn nhung đen.

1.1. Nguồn gốc và một vài đặc điểm của chồn  nhung đen. 

Chồn nhung đen còn có tên gọi là "hắc thốn", có nguồn gốc từ Nam Mỹ, có nhiều ở vùng núi Andes, được Tây Ban Nha nhập vào nuôi cách đây hàng trăm năm. Sau được nuôi ở một số nước Châu âu, rồi phát triển sang Châu Á, chủ yếu nuôi nhiều ở khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc.

Kỹ Thuật Nuôi Dưỡng Chim Cút Mái Trong Giai Đoạn Đẻ Trứng

Nuôi chim cút đẻ trứng. Ảnh minh họa.
Nuôi chim cút đẻ trứng. Ảnh minh họa.
Để đạt năng suất cao, trong giai đoạn chim cút đẻ trứng, cần cung cấp cho chim đầy đủ và cân bằng các chất dinh dưỡng. Ngoài protein, năng lượng trao đổi, lisine, methionin… còn cần chú ý đến canxi, phospho, vì 2 nguyên tố này có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng vỏ trứng và bộ xương của cơ thể. Nồng độ canxi cho chim đẻ trứng phải đạt 2,5-3,5 %, phospho dễ tiêu là 0,5-0,6%.

Cần phải lưu ý rằng, các nhu cầu dinh dưỡng mà bài viết đưa ra là những hướng dẫn và để tham khảo, cần được thay đổi để phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi cơ sở sản xuất, giống chim, mùa vụ, tiểu khí hậu chuồng nuôi và năng suất đàn chim…. Các cán bộ kỹ thuật phải dựa vào kiến thức về dinh dưỡng gia cầm để vận dụng một cách linh hoạt và hiệu quả nhất.

Một Số Bệnh Thỏ Hay Mắc Và Cách Phòng Trị

Ảnh min h họa

Bệnh trướng hơi đầy bụng

Bệnh thường xảy ra ở những gia đình nuôi thỏ chủ yếu bằng rau lá củ quả chứa nhiều nước; có khi do thức ăn bị thối, nẫu nát, mốc hoặc chuyển tiếp thức ăn quá đột ngột từ thức ăn khô kéo dài sang thức ăn xanh với lượng lớn. Mùa hè khi thỏ khát nước mà cho uống nước cùng với thức ăn thô xanh, củ quả cũng có thể gây bệnh.

Thỏ bị trướng hơi thể hiện bụng to, phình ra, căng như quả bóng bay, thỏ không yên tĩnh, khó thở và chảy nước dãi ướt lông quanh hai mép. Nếu không điều trị, đường ruột căng hơi chèn ép các cơ quan nội tạng như phổi sẽ làm thỏ chết ngạt.

Hỏi Đáp Về Bệnh RCD (Rabbit Calicivirous Disease) Trên Thỏ

Ảnh minh họa.

Câu 1: Bệnh RCD truyền lây cho thỏ thế nào?

RCD là bệnh truyền nhiễm lây lan rất nhanh do tiếp xúc giữa các thỏ thụ cảm và thỏ mắc bệnh, cũng như do tiếp xúc với các chất bài tiết nhiễm mầm bệnh. Qua kinh nghiệm cho thấy sự tiếp xúc trực tiếp giữa các thỏ thường gặp trong lúc vận chuyển. 

Loài chim ăn xác chết cũng có thể là tác nhân truyền lây mầm bệnh cơ học do mang những mảnh vụn xác chết bị nhiễm bệnh. Những thú ăn thịt như cáo và chồn Fu-ro có thể truyền lây mầm bệnh qua phân. Các loại thú này không mắc bệnh. 

Cần Đưa Nuôi Chim Yến Vào Nề Nếp

Chim yến.
Nguồn tin: Báo Đà Nẵng, 10/05/2013
Ngày cập nhật: 12/5/2013
Hơn nửa tháng, sau khi dịch cúm gia cầm H5N1 bùng phát trên đàn chim yến ở Ninh Thuận, đến thời điểm này, dịch đã hoàn toàn được khống chế. Trước nguy cơ dịch có thể phát sinh trong thời gian sắp tới, Đà Nẵng đã lên các phương án để đưa nghề nuôi chim yến đi vào nền nếp. Nhà yến thường nằm trong khu dân cư đông đúc nên nếu có dịch thì nguy cơ lây lan rất cao.

Từ nghề tự phát…

Bệnh Xuất Huyết Gây Chết Ở Hươu (Epizootic Haemorrhagic Disease – EHD)

Bệnh xuất huyết trên hưu. Ảnh minh họa.
Bệnh xuất huyết trên hưu. Ảnh minh họa.
Bệnh xuất huyết (Hemorrhagic Disease –HD) do virus epizootic hemorrhagic disease (EHDV) và virus bluetonge (BLUV) gây ra là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho động vật loài nhai lại. Trong hai lọai vi rút này, vi rút EHD thường gặp trên đàn hươu hơn.

Bệnh xuất huyết (Hemorrhagic Disease –HD) do virus epizootic hemorrhagic disease (EHDV) và virus bluetonge (BLUV) gây ra là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho động vật loài nhai lại. 

Trong hai lọai vi rút này, vi rút EHD thường gặp trên đàn hươu hơn. Vi rút EHD thuộc chi Orbivirus, họ Reoviridae, bao gồm 8 serotype và có liên hệ gần với vi rút BLU. 

Bệnh Xuất Huyết Truyền Nhiễn Trên Thỏ (Rabbit Hemorrhagic Disease - RHD)


Một trang trại nuôi thỏ công nghiệp.
Bệnh xuất huyết do vi rút trên thỏ gây ra do vi rút Calicivirus, là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm cho thỏ nuôi và thỏ hoang dại. Thỏ ở mọi lứa tuổi có thể bị nhiễm bệnh, tuy nhiên những biểu hiện lâm sang chỉ quan sát được ở thỏ từ 2 tháng tuổi trở lện.

Bệnh xuất huyết do vi rút trên thỏ gây ra do vi rút Calicivirus, là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm cho thỏ nuôi và thỏ hoang dại. Thỏ ở mọi lứa tuổi có thể bị nhiễm bệnh, tuy nhiên những biểu hiện lâm sang chỉ quan sát được ở thỏ từ 2 tháng tuổi trở lện. Tỷ lệ chết trong đàn thỏ nuôi bị nhiễm bệnh có thể biến động từ 40 – 100%.

Phòng Trừ Hội Chứng Cút Đẻ Trứng Trắng

Phòng trừ hội chứng cút đẻ trứng trắng.
Chim Cút đẻ trứng trắng gây thiệt hại đáng kể cho người chăn nuôi. Trong thời gian chim đẻ trứng trắng, sức khỏe của chim bị suy giảm nghiêm trọng, người chăn nuôi cũng thiệt hại nhiều do không có nguồn thu nhập từ trứng. Vì vậy cần có biện pháp phòng bệnh hiệu quả và có phác đồ điều trị kịp thời giúp chim nhanh vượt qua giai đoạn đẻ trứng trắng…

I. Triệu chứng và nguyên nhân chim cút đẻ trứng trắng

Chim cút đẻ trứng trắng là hiện tượng trứng chim đẻ ra không có sắc tố, không có hoa đặc trưng, thậm chí không có vỏ. Bên cạnh còn có những triệu chứng như: phân có màu vàng nhớt, chim bỏ ăn ủ rũ, có con còn bị liệt chân và có con thì nghẹo cổ đi giật lùi.

Chim đẻ trứng trắng có nhiều nguyên nhân nhưng xét về khả năng lây lan, có thể chia làm 2 nhóm tác nhân gây bệnh:
  • Nhóm tác nhân không truyền nhiễm: chim cút bị thoái hóa giống; bị stress do môi trường; thức ăn thiếu hoặc mất cân đối dưỡng chất; chăm sóc chim không hợp lý.
  • Nhóm tác nhân truyền nhiễm: chim bị bệnh bạch lỵ, thương hàn; dịch tả; viêm phế quản truyền nhiễm...

II. Phòng và trị hội chứng chim cút đẻ trứng trắng

1. Trường hợp chim cút đẻ trứng trắng do tác nhân không truyền nhiễm

Chim cút đẻ trứng trắng do tác nhân không truyền nhiễm là trường hợp bệnh không có sự lây lan giữa trại này với trại khác. Việc phòng và trị hội chứng chim đẻ trứng trắng đối với những tác nhân này đơn giản nhưng hiệu quả rất cao. Cần kiểm soát được những vấn đề sau: con giống tốt, chăm sóc hợp lý, nguồn thức ăn đủ số lượng và chất lượng… thì đàn chim đẻ trứng đạt yêu cầu.
  • Con giống: Để có được con giống tốt, bà con phải chọn được con giống khỏe mạnh, ngoại hình đẹp, biết rõ nguồn gốc giúp tránh được tình trạng chim bị cận huyết, thoái hóa giống.
  • Dinh dưỡng: Cần cung cấp đầy đủ dưỡng chất đáp ứng cho nhu cầu của chim. Bên cạnh đó, trong điều kiện môi trường bất lợi, chim bị bệnh, chim đẻ đỉnh điểm, chim cuối chu kỳ đẻ trứng,… vẫn cần phải bổ sung những dưỡng chất cần thiết nhằm duy trì sức sinh sản và sức khỏe của đàn chim. Do chim cút khả năng chịu nóng kém nên lúc nắng nóng cần có biện pháp làm mát chuồng trại tránh những stress gây ra bởi môi trường. Chim cút cũng rất nhạy cảm với âm thanh, vì vậy cho chim nghe nhạc êm dịu thường xuyên sẽ tránh được tình trạng chim “giật mình” khi có tiếng động lớn (tiếng chó sủa, tiếng mưa trên mái tôn,…). Việc bổ sung men tiêu hóa, thuốc bổ tổng hợp, thuốc hổ trợ điều trị vào thức ăn hoặc nước uống thường xuyên hoặc theo định kỳ không những tăng sức đề kháng cho chim mà còn nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn.
Để phòng hiện tượng chim cút đẻ trứng trắng do tác nhân không truyền nhiễm, ngoài việc lựa chọn con giống tốt, quản lý chuồng trại đúng kỹ thuật, bà con chăn nuôi cần bổ sung thêm men tiêu hóa, thuốc bổ tổng hợp vào thức ăn hay nước uống của chim. 

2. Trường hợp chim cút đẻ trứng trắng do tác nhân truyền nhiễm

Chim cút đẻ trứng trắng do tác nhân truyên nhiễm như bệnh Bạch lỵ - Thương hàn, Dịch tả, Viêm phế quản truyền nhiễm… là trường hợp bệnh có mức độ lây lan rất cao giữa các ô chuồng, giữa các trại, các hộ chăn nuôi. Chim mắc những bệnh này làm cho buồng trứng, cơ quan sinh sản bị viêm, quá trình đẻ bị ngưng trệ. Do buồng trứng và cơ quan sinh sản bi viêm nên chim đẻ trứng méo mó, nhiều lòng đỏ trong một trứng, trứng có màu trắng như trứng gà, trứng vịt,…

Khi chim bị bệnh Bạch lỵ - Thương hàn, bà con chăn nuôi có thể điều trị bằng kháng sinh vì tác nhân gây bệnh là vi khuẩn. Nhưng khi chim bị bệnh Dịch tả hay Viêm phế quản truyền nhiễm thì không có thuốc điều trị đặc hiệu vì tác nhân gây bệnh là virus, nên bà con chỉ có thể sử dụng kháng sinh để phòng và điều trị những bệnh kế phát.

Trong chăn nuôi nói chung và nuôi chim Cút đẻ nói riêng, việc phòng bệnh luôn mang lại hiệu quả cao hơn khi chim bị bệnh mới điều trị. Hiện tại, chương trình vaccin trên chim cút vẫn chưa có. Một số hộ chăn nuôi sử chương trình vaccin trên gia cầm khác cho chim cút nhưng không mang lại hiệu quả mong muốn. Vì vậy việc nâng cao sức đề kháng chim cút bằng việc bổ sung chất dinh dưỡng vào thức ăn của chim, vệ sinh môi trường thông thoáng, sạch sẽ là cần thiết.

Để phòng bệnh, bà con chăn nuôi bổ sung men tiêu hóa và thuốc bổ vào thức ăn hoặc nước uống để tăng cường khả năng tiêu hóa và nâng cao sức đề kháng cho chim. Bà con có thể sử dụng men tiêu hóa Lactolase p nhằm tăng khả năng tiêu hóa và ổn định hệ vi sinh vật đường ruột của chim. Sử dụng Turbo fluid, Super CPM như là nguồn cung cấp khoáng, vitamin, acid amin, chất điện giải... giúp nâng cao sức đề kháng; tăng sản lượng trứng; giảm hiện tượng cút bại liệt khi chim giai đoạn cuối chu kỳ đẻ trứng, chim bị bệnh,…

Khi chim bị bệnh bà con có thể sử dụng kháng sinh điều trị bệnh do tác nhân vi khuẩn (bệnh Bạch lỵ - Thương hàn) và phòng những bệnh kế phát khi chim bị các bệnh do virus gây ra (Dịch tả, Viêm phế quản truyền nhiễm). Men tiêu hóa và thuốc bổ vẫn cần được sử dụng nhằm tăng hiệu quả điều trị. Bà con có thể sử dụng chế phẩm Enpro sol, chế phẩm này chứa 20% hoạt chất Enfloxacin, đã được nhiều bà con nuôi chim cút sử dụng rất hiệu quả.

III. Kết luận

Bệnh chim cút đẻ trứng trắng gây thiệt hại to lớn cho người chăn nuôi. Tuy nhiên, nếu nắm được nguyên nhân và cơ chế gây bệnh, bà con chăn nuôi có thể phòng bệnh một cách hiệu quả, hoặc nếu bệnh có bộc phát thì cũng có thể điều trị giúp cút nhanh qua giai đoạn đẻ trứng trắng. Bà con chăn nuôi lựa những con giống tốt, chăm sóc hợp lý, sử dụng thức ăn đảm bảo chất lượng, bổ sung thêm thuốc bổ, men tiêu hóa vào thức ăn, nước uống nhằm nâng cao sức đề kháng của chim. Khi chim bị bệnh, cần tìm hiểu rõ nguyên nhân để đưa ra phương án điều trị phù hợp.

Phòng Trừ Chứng Liệt Chân Ở Chim Cút


Phòng trừ chứng liệt chân ở chim cút.
Chim Cút nằm liệt phổ biến nhất trên chim Cút đẻ trứng giai đoạn đẻ đỉnh điểm và cuối chu kỳ khai thác trứng. Nguyên nhân thường là do thức ăn không cấp đủ hoặc mất cân đối dưỡng chất. Khi bị bệnh, chim giảm đẻ, vỏ trứng mỏng, thậm chí không có vỏ, xương mềm xốp, dễ gảy… chim đi lại không bình thường, nằm ốm rồi chết, gây thiệt hại lớn đối với người chăn nuôi…

 I. Nguyên nhân chim cút nằm liệt


Chim Cút nằm liệt là hiện tượng chân chim yếu và không có khả năng nâng cơ thể lên. Triệu chứng này thường do thức ăn thiếu hụt canxi, phốt pho, magie, vitamin B1, B2, B6, và vitamin D. Ngoài ra, khi chim bị viêm khớp cũng gây ra hiện tượng chim nằm liệt.

Canxi, phốt pho là 2 nguyên liệu chủ yếu trong quá trình hình thành khung xương và vỏ trứng của chim Cút. Khi chim đẻ rộ và cuối chu kỳ khai thác trứng, nếu lượng canxi, phốt pho trong máu không đáp ứng đủ nhu cầu thì cơ thể sẽ phải huy động canxi, phốt pho từ xương vì vậy làm cho bộ xương bị xốp và dễ gãy. Magiê cũng là nguyên liệu quan trọng trong quá trình tạo xương và có vai trò trong nhiều hoạt động sinh lý quan trọng trong cơ thể. Do vậy thiếu hụt canxi, phốt pho, magiê sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động của cơ thể mà điển hình nhất là chim Cút bị nằm liệt, rối loạn vận động. Tuy nhiên, không phải khi xác định được nguyên nhân chim Cút nằm liệt do thiếu hụt canxi, phốt pho, magiê mà bà con chăn nuôi bổ sung canxi, phốt pho, magiê một cách cảm tính mà phải bổ sung đủ số lượng và đúng lệ giữa các thành phần khoáng này. Khi khẩu phần quá nhiều canxi sẽ làm giảm hấp thụ magiê; Khẩu phần nhiều phốt pho sẽ gây cản trở quá trình hấp thu canxi....Như vậy thiếu hụt canxi, phốt pho, magiê hoặc mất cân đối giữa các khoáng này sẽ làm cho chim Cút dễ mắc bệnh nằm liệt.

Khẩu phần thiếu vitamin D và chuồng nuôi thiếu ánh sáng, chim Cút cũng có thể mắc bệnh nằm liệt. Điều này giải thích vì sao trong nhiều trường hợp khẩu phần đầy đủ và cân đối các khoáng chất canxi, phốt pho, magiê nhưng chim Cút vẫn mắc bệnh. Thiếu hụt vitamin D, chim Cút không thể hấp thụ canxi từ thức ăn vào cơ thể. Hoặc thức ăn có hàm lượng chất béo cao cũng hạn chế hấp thụ canxi. Việc hấp thụ canxi kém sẽ ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ các chất khoáng khác và đây là nguyên nhân làm chim dễ mắc bệnh.

Thức ăn thiếu vitamin B1, B2, B6 làm chim ốm yếu, liệt cơ và cũng làm cho chim bị nằm liệt.

Ngoài ra khi chim bị viêm khớp do vi khuẩn gây nên cũng có thể làm cho chim Cút bị bệnh nằm liệt (Staphyloccus gây nhiễm trùng máu, Mycoplasma gây bệnh đường hô hấp, Salmonella gây bệnh thương hàn,…)

Như vậy, khẩu phần ăn đầy đủ, cân đối các khoáng chất nhất là canxi, phốt pho, magiê, và các nhóm vitamin giúp chim hấp thụ đầy đủ các khoáng chất. Chăm sóc chim đúng kỹ thuật, vệ sinh chuồng trại nhằm nâng cao sức đề kháng giúp chim tránh được các bệnh nói chung và  nằm liệt nói riêng.

II. Phòng và trị bệnh nằm liệt ở chim cút

Phòng bệnh nằm liệt ở chim cút đơn giản, bà con chăn nuôi sử dụng những chế phẩm có chức năng cung cấp canxi, phốt pho, magiê, vitamin bổ sung vào thức ăn hoặc nước uống của chim định kỳ hoặc thường xuyên. Giai đoạn chim đẻ đỉnh điểm và cuối chu kỳ khai thác trứng bà con cần quan tâm đến công việc này nhiều hơn.

III. Kết luận

Để phòng và trị bệnh nằm liệt ở chim cút, bà con cần cung cấp đầy dủ dưỡng chất cần thiết như canxi, phốt pho, magie, vitamin B1, B2, B6, và vitamin D... bằng cách bổ sung thuốc bổ tổng hợp và men tiêu hóa nhằm tăng sức đề kháng cho chim, giúp chim không mắc bệnh hoặc nhanh phục hồi sức khỏe nếu chim nhiễm bệnh.


/

Bản tin mới nhất

Download Tài Liệu CN-TY

 
Trang chủ | Về đầu trang ↑
Vetshop VN® được thành lập năm 2013
Bản tin chăn nuôi | Chăm sóc chó mèo | Chẩn đoán bệnh | Bệnh trên heo | Bệnh chó mèo | Bệnh gà | Bệnh trâu bò
Thuốc thú y | Dụng cụ chăn nuôi | Thiết bị thú y | Tài liệu chăn nuôi thú y |
Quy trình chăn nuôi | Kỹ thuật thú y | Nuôi thú cưng | Thiết bị chuồng trại | Dụng cụ thú y | Kỹ thuật chăn nuôi | Sách chăn nuôi thú y